..


..Ngày tháng nào.. đã ra đi khi ta còn ở lại......


Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Ngôn ngữ của Dừa


Em không phải người Bến Tre,
Nhưng em yêu Dừa bằng một tình yêu mãnh liệt khiến người Bến Tre là tôi cảm thấy áy náy như có lỗi với cây Dừa quê mình...

Em có thể nói hàng giờ, hàng buổi không nghỉ, với vẻ phấn chấn lạ lùng về mọi điều có liên quan đến Dừa...Tôi biết em chưa lâu, nhưng rất quí em, không chỉ vì em nặng lòng với Dừa...Bởi, qua những câu chuyện, tôi còn nhận ra ở em một trái tim rất đỗi dịu dàng, mong manh mà lại vô cùng mạnh mẽ...Em đi qua những gian truân của cuộc đời, những điên đảo của lòng người...Và trong em, vẫn một niềm mê đắm với Dừa...Người đời gọi em là Kim Thanh - Phù Thủy Gáo Dừa...
Tôi đem vđây mấy lời của em với Dừa, như một sự tri ngộ, một chia sân cần...
Phù Thủy Gáo Dừa, chị cảm ơn em!

 
Như bao loại cây trồng khác, dừa đươc trồng bởi lợi ích thiết thực của nó với cuộc sống của người trồng nó.

Ngày nay dừa được trồng với 1 giá trị mới, ấy là tạo cảnh quan cho những dự án phục vụ du lịch.
Chưa ai trồng dừa với mục đích chống bão giông trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt hiện nay. Là loại cây đơn trục với cấu trúc của lá theo thùy lông chim nên khi đối diện với những trận cuồng phong, như có phép thuật, những chiếc lá mềm mại như suối tóc người phụ nữ của dừa đã xoay chuyển và hóa giải để sau khi vượt qua suối tóc ấy, gió trở nên bớt hung hãn cuồng nộ.

Những buổi trưa hè oi ả, nếu có được trái dừa giải khát sẽ thú vị biết bao. Bởi nước dừa đã giúp cơ thể ta thanh nhiệt giảm bớt độc tố trong bài tiết.

Những ngày lễ Tết, trên bàn thờ nếu có được trái dừa ta cũng cảm thấy yên lòng bởi sự viên mãn, vừa đủ, tinh khiết và an lành.

Riêng với tôi, dừa còn là đam mê với nhiều bí ẩn cần được khai phá bởi tính đa dạng trong văn hóa đời sống của cộng đồng người Việt.

Rất tiếc khi những nhà nghiên cứu Văn hóa Chăm chưa khai mở được hết những bí ẩn của bộ tộc Dừa trong đời sống văn hóa tâm linh của người Chiêm Thành xưa.

Trong kinh Thánh dừa là biểu tượng của sự cống hiến hy sinh không toan tính.

Trong đạo Phật, dừa được dùng trong hình tượng của sự chấp ngã và chàng Sọ dừa cũng là biểu thị của Phật tính trong văn học dân gian.

Trong tâm linh, dừa tượng trưng cho sự thanh bạch trong sáng và đầy đủ.

Trong ẩm thực dừa góp vào đó như sự viên mãn đủ đầy của vị béo thơm.

Và trong phép ứng xử, dừa biểu thị cho sự hồn hậu chân tình qua chiếc gáo múc nước bên hiên nhà, qua ngọn đuốc dừa trong đêm tối lỡ đường.

Chiếc chổi chà dừa biểu trưng cho sự cần mẫn không quản cực nhọc khó khăn của người phụ nữ.

Với những kẻ tha hương, khi nhìn thấy bóng dừa đâu đó, mấy ai thoát khỏi chạnh lòng.

Và điều khắc khoải hơn là làm thế nào để tôn vinh được cây dừa qua những giá trị văn hóa mà ít cây nào có được.

Hãy cùng tôi các bạn nhé, xin chúng ta mỗi người một câu chuyện cho dừa nhằm tôn vinh 1 loại cây chỉ biết cống hiến mà không có nhu cầu được bón chăm săn sóc nhưng vẫn đều đặn mỗi tháng cho ta 1 buồng (quầy) quả ngọt.

(bức tranh này đã được tặng cho nguyên thủ tướng Phan Văn Khải)
--> Read more..

Flags - Năm châu bốn bể

Flag Counter